TIN BÀI KHÁC
Trực đêm dịp lễ- Tết được tính 350% lương?" alt=""/>CSGT tạm giữ xe chở vật tư mà không niêm phong cửa xeNhững năm gần đây, nhiều địa phương tìm cách gắn văn hóa với du lịch để khai thác tài sản đặc thù này. Đây là một trong những cách làm giàu từ văn hóa. Nhiều dự án nghỉ dưỡng mọc lên quanh các di tích, những tour du lịch được phối hợp tổ chức, các loại hình trải nghiệm thực tiễn nở rộ. Các yếu tố ấy đã giúp địa phương thu hút được vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo công ăn việc làm mới cho nhiều người, thay đổi diện mạo các di tích, và làm cho bức tranh kinh tế du lịch được khởi sắc. Nhưng bức tranh ấy vẫn có những nét trầm buồn.
Thứ nhất là mỗi khi tham quan các địa điểm này, du khách sẽ thấy tính dịch vụ nhiều hơn, thậm chí lấn át cả yếu tố văn hóa. Họ có thể đến đó một lần vì tò mò, vì muốn trải nghiệm văn hóa, nhưng họ sẽ không muốn quay trở lại nữa. Và do đó, du lịch văn hóa đã không đáp ứng được nhu cầu văn hóa.
Thứ hai là những nỗ lực sai lầm của địa phương trong việc thu hút du khách. Họ cố gắng cung cấp dịch vụ, sản phẩm nhiều hơn và tận thu nhiều hơn. Việc này càng làm cho yếu tố văn hóa đó ở địa phương, và ở doanh nghiệp bị lẫn lộn, bị mai một.
Không khó để lý giải cho những hiện tượng tiêu cực này. Bởi làm giàu từ văn hóa có hai cách hiểu.
Cách hiểu của khách du lịch là được nâng cao nền tảng và trải nghiệm văn hóa cho bản thân để được sống trong sự giàu có của đời sống cảm xúc, tư tưởng và tinh thần. Họ sẵn sàng trả giá, thậm chí trả giá rất cao để được tập trung cho trải nghiệm này.
Cách hiểu của doanh nghiệp địa phương là tận dụng các giá trị văn hóa đã có để đổi lấy vật chất hay tiền bạc. Họ đã quen với việc thu tiền từ sản phẩm và dịch vụ, cho nên họ sẽ tập trung vào việc bán sản phẩm và dịch vụ. Họ chưa hề bán văn hóa, hoặc chưa biết cách bán văn hóa đúng đắn, bởi văn hóa đòi hỏi việc mua - bán nó cũng phải diễn ra một cách tinh tế, khéo léo, đặc thù. Ngoài ra, còn có những hình thái văn hóa không thể bán theo bất cứ cách nào được, chẳng hạn như các phong tục truyền thống, các di tích lịch sử, các địa điểm gắn với những giá trị thiêng liêng của đất nước, của dân tộc.
Nhiều địa phương và quốc gia trên thế giới đã thành công khi khéo léo kết hợp bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế. Chẳng hạn, làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội không chỉ giữ gìn nghề truyền thống mà còn tạo nên các trải nghiệm du lịch độc đáo như tự tay làm đồ gốm, giúp du khách hiểu sâu hơn về lịch sử và giá trị của nghề gốm Việt Nam. Tương tự, phố cổ Hội An đã trở thành điểm đến nổi tiếng nhờ bảo tồn kiến trúc cổ kính và tổ chức các sự kiện văn hóa như "Đêm phố cổ", nơi du khách được sống trong không gian đèn lồng và âm nhạc truyền thống. Trên thế giới, có thể kể đến lễ hội Hanami ở Nhật Bản, không chỉ thu hút hàng triệu du khách đến ngắm hoa anh đào mà còn truyền tải tinh thần và lối sống độc đáo của người Nhật.
Những ví dụ này minh chứng rằng, khi văn hóa được trân trọng và phát huy một cách đúng đắn, nó không chỉ là tài sản tinh thần mà còn là nguồn lực kinh tế quan trọng, tạo ra những giá trị bền vững cho cả cộng đồng và doanh nghiệp.
Theo quy luật cung cầu của nền kinh tế thị trường, rõ ràng doanh nghiệp không thể yêu cầu khách du lịch phải thay đổi để tìm đến với mình, mà doanh nghiệp phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Bởi vậy, nếu muốn kinh doanh văn hóa thành công, bản thân doanh nghiệp phải nâng cao hàm lượng văn hóa, trước hết là từ chính giá trị cốt lõi, rồi mới đến các sản phẩm hay dịch vụ.
Khi người chủ doanh nghiệp đã am hiểu và trân trọng văn hóa, họ sẽ đối xử với văn hóa theo một cách khác. Thay vì dùng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp để che mắt du khách khỏi các giá trị văn hóa, họ sẽ dùng chúng để lưu giữ, để tôn vinh các giá trị văn hóa.
Như vậy là, dù bằng cách này hay cách khác, bản thân doanh nghiệp và người chủ doanh nghiệp cũng đã phải "làm giàu từ văn hóa" theo cách hiểu của du khách. Chỉ khi đó, họ mới có thể trở thành đại diện cho những giá trị văn hóa ở địa phương, những giá trị mà họ đang muốn chia sẻ, đang muốn trao truyền, đang muốn lan tỏa tới các du khách.
Trần Thế Công
" alt=""/>Làm giàu từ văn hóaBên cạnh đó, anh cũng là đồng tác giả của 2 bài ISI và 1 bài đăng ở kỷ yếu hội nghị quốc tế.
Đây là một thành tích ấn tượng nếu so với tiêu chuẩn của quy chế tuyển sinh trình độ tiến sĩ mà Bộ GD-ĐT yêu cầu - phải có 1 công bố quốc tế.
Hạnh phúc được làm công việc yêu thích
Khi liên hệ phỏng vấn, Luân có chút ái ngại bởi “thấy mình cũng chưa làm được gì nhiều so với anh em đồng nghiệp ở trong trường”.
![]() |
Anh Phạm Thành Luân (sinh năm 1990, giảng viên khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN) mới đây đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với 18 bài báo công bố quốc tế. |
Anh kể điều khiến mình cảm thấy hạnh phúc nhất không phải số bài báo, không phải trở thành tiến sĩ mà mỗi ngày được làm công việc mình yêu thích. “Tôi thích công việc mình đang làm và có thể nói là say mê”, Luân cười.
Luân không nói quá. Theo các đồng nghiệp, anh thường làm việc từ Thứ Hai đến Chủ nhật ở trường, thậm chí ngồi lại làm việc đến 8, 9h tối.
“Cuối tuần ở trường cũng không chỉ có mình tôi. Nhiều thầy lớn tuổi rồi nhưng còn tâm huyết với nghề và yêu khoa học lắm. Tôi biết nhiều anh em đồng nghiệp ở khoa cũng làm việc cuối tuần ở trường”, anh Luân nói.
Luân chia sẻ, có thể, do chưa có con nhỏ nên anh chưa bị vướng bận như nhiều đồng nghiệp khác. Song đó là tiền đề cho số bài báo công bố ấn tượng của anh.
Đặc cách bỏ qua quy trình phản biện độc lập
Đề tài luận án tiến sĩ của Luân mang tên: “Nghiên cứu phát triển một số phương pháp mới trong công tác xử lý, phân tích số liệu trường thế”, thuộc chuyên ngành Vật lý Địa cầu.
Luân cho hay, việc xử lý, phân tích tài liệu từ và trọng lực đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc vỏ Trái Đất, giải đoán các cấu trúc địa chất cũng như tìm kiếm và thăm dò khoáng sản. Hiện nay, các phương pháp xử lý, phân tích tài liệu từ và trọng lực vẫn được áp dụng thường xuyên và phổ biến như một trong những phương pháp cơ bản trong các nhiệm vụ điều tra, khảo sát trên mặt đất. Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do đó, việc xây dựng các phương pháp mới, hoặc cải tiến các phương pháp hiện có là hết sức cần thiết.
Mục tiêu luận án của Luân là phát triển các phương pháp mới hoặc tổ hợp phương pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý, phân tích số liệu trường thế. Cùng đó, xây dựng một số chương trình phần mềm từ các phương pháp và tổ hợp phương pháp đề xuất.
![]() |
Nhiệm vụ đặt ra trong luận án đòi hỏi Luân đề xuất các phương pháp mới hoặc cải tiến các phương pháp hiện có. Những nỗ lực không ngừng đã đem lại thành quả khi những bài báo từ đề tài nghiên cứu lần lượt được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Tính đến ngày bảo vệ luận án, Luân đã có tới 23 bài báo, trong đó 18 bài báo được đăng trên các tạp chí SCIE, ESCI và Scopus.
“Luận án của mình giới thiệu 10 phương pháp mới. Ứng với mỗi phương pháp là một bài báo. Có những bài báo là kết quả áp dụng của các phương pháp mới đó. Có những bài báo so sánh hiệu quả của các phương pháp được đề xuất bởi các tác giả khác. Thường khi giới thiệu một phương pháp mới, các tác giả sẽ tập trung trình bày ưu điểm của phương pháp. Để thấy được hạn chế, mình phải tự tính toán lại trên các mô hình khác. Và kiểu bài báo so sánh các phương pháp cũng được nhiều tạp chí quốc tế chấp nhận đăng. Các bài báo dạng này cung cấp cái nhìn tương đối toàn diện về các phương pháp bởi người thực hiện nghiên cứu đó là người trung gian, không phải là nhà khoa học đề xuất”, Luân kể.
Với những nghiên cứu nổi bật của mình, Luân đã được đặc cách bỏ qua quy trình phản biện độc lập luận án tiến sĩ. Các kết quả trình bày trong luận án cũng đã được tất cả thành viên hội đồng cấp ĐH Quốc gia Hà Nội chấm điểm xuất sắc.
![]() |
Thầy giáo Phạm Thành Luân (giảng viên khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN) bên người vợ của mình. |
Luân chia sẻ anh cảm giác không thấy mệt khi ngồi viết bài hoặc tính toán thử nghiệm phương pháp mới nào đó. Thậm chí, có thời gian, vợ của anh còn phải “cấm” anh thức quá 12h đêm. Nhưng chỉ được mấy ngày, rồi đâu lại vào đó.
“Cũng may vợ mình cũng là cựu sinh viên khoa Vật lý nên hiểu đặc thù công việc của mình. Sự đồng cảm và chia sẻ của vợ cũng là động lực để mình thực hiện các nghiên cứu”.
Anh Luân kể, số bài báo mà bản thân có đến ngày hôm nay là kết quả của quá trình làm việc liên tục. Tuy vậy, việc nghiên cứu, tính toán, viết bài, chờ ban biên tập xem xét để gửi đi phản biện, chờ nhận xét, sửa chữa bài theo góp ý của người phản biện,... thú vị như tham gia một trò chơi.
“Cảm xúc giống như chơi game vậy, mình phải vượt qua từng “đối thủ” từ ban biên tập tạp chí đến các phản biện. Và khi đã vượt qua hết để nhận được thư chấp nhận đăng bài thì cảm xúc hạnh phúc thật khó tả”, anh Luân nói.
Đó cũng là điều anh Luân muốn chia sẻ với những bạn trẻ muốn làm khoa học, tức cần có đam mê, tình yêu thực sự.
“Nếu không có điều đó, sẽ rất khó để có những nghiên cứu chất lượng, và xa hơn là thành công trong khoa học”.
Thanh Hùng
Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, thầy Vũ Văn Cát, giáo viên dạy môn Vật Lý của Trường THPT Kinh Môn 2 (TX. Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), đã có 2 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí uy tín thế giới.
" alt=""/>Thầy giáo 9x bảo vệ luận án tiến sĩ với 18 công bố quốc tế